Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình: Nguyên nhân, cách khắc phục

Tình trạng trẻ nhỏ ngủ không ngon giấc, hay giật mình rất phổ biến hiện nay. Đừng quá lo lắng, hãy cùng tìm ra nguyên nhân tại sao bé ngủ không ngon giấc hay giật mình và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc về ban đêm, mất ngủ là vấn đề khiến không ít cha mẹ phải đau đầu. Việc giật mình thường chỉ xảy ra trong vài giây, sau đó bé có thể ngủ lại ngay. Tuy nhiên, trong thời gian dài, mẹ sẽ thấy bé giật mình thường xuyên. Khi giật mình thức dậy, bé quấy khóc không ngừng. 
Nhiều bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc hay giật mình ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý, sự phát triển của bé. Không những thế, việc bé ngủ không ngon giấc hay giật mình còn ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của cha mẹ.
Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng ngủ không sâu giấc, giật mình
Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng ngủ không sâu giấc, giật mình

Nguyên nhân bé ngủ không ngon giấc hay giật mình

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó gồm những nguyên nhân chính sau đây:
Môi trường xung quanh: Trẻ nhỏ thường quen với môi trường sống yên tĩnh, an toàn. Tiếng ồn, tiếng động mạnh sẽ khiến bé giật mình, lo sợ. Bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình là biểu hiện cho việc bé đang lo lắng, sợ hãi.
Trẻ thiếu canxi: Đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh này là trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, bé hay giật mình, rướn mình, quấy khóc không yên.
Ngủ không đúng giấc: Tình trạng bé ngủ nhiều vào ban ngày cũng là nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình vào ban đêm.
Ốm là một nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ
Ốm là một nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ

Trẻ bị ốm hoặc mọc răng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ gặp khi trẻ ngủ không ngon giấc. Bé mọc răng, ốm sốt làm cơ thể khó chịu, đau nhức, khó để đi vào giấc ngủ.
Thói quen khi ngủ: Trẻ nhỏ hay được bế, ẵm khi ngủ lâu dần sẽ thành thói quen. Trẻ sẽ không ngủ được khi không được bế, ẵm hoặc không có các vật dụng hỗ trợ như nôi, võng,...
Trẻ ăn quá no hoặc quá đói: Việc ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân khiến con ngủ không sâu, khó chịu, bí bách. Trẻ ăn quá no dễ gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu, … Còn nếu quá đói thì trẻ dễ tỉnh giấc, đòi ăn.

Cách khắc phục giấc ngủ của trẻ nhỏ

Cha mẹ nên xem xét lại quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để từ đó có những cách khắc phục hiệu quả. Sau đây là một số cách khắc phục khi bé ngủ không ngon giấc hay giật mình mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Dưới đây là những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm mẹ có thể tham khảo:
Nếu trẻ thiếu canxi hãy cho trẻ uống Vitamin D3
Nếu trẻ thiếu canxi hãy cho trẻ uống Vitamin D3
  • Nếu nghi ngờ bé ngủ không sâu giấc, hay giật mình do thiếu canxi thì bố mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ nhỏ bằng cách: tắm nắng, bổ sung qua thực phẩm ăn uống hằng ngày của bé,... Nếu tình trạng bé giật mình nhiều, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có lời khuyên và cách điều trị phù hợp
  • Không đùa giỡn với bé trước khi đi ngủ để tránh tình trạng bé bị kích động, ám ảnh dẫn đến ngủ không ngon giấc, giật mình
  • Thường xuyên dọn dẹp phòng ốc gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp và đầy đủ ánh sáng tự nhiên, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn, tránh khỏi những con côn trùng gây ảnh hưởng đến bé.
  • Dạy cho bé biết phân biệt ngày và đêm: Ban ngày, nên mở cửa cho ánh sáng vào phòng, không cần hạn chế tiếng ồn, nói chuyện với bé nhiều hơn, nhẹ nhàng gọi bé khi bé có dấu hiệu liu diu ngủ. Ban đêm, phòng ngủ cần đủ tối, yên tĩnh, không nói chuyện nhiều với bé.
  • Không cho bé bú hoặc ăn quá ít hoặc quá nhiều trước khi ngủ: Trước khi đi ngủ 1 tiếng, bạn chỉ nên cho bé bú vừa phải tránh tình trạng bé thức giấc vì đói hoặc không ngủ được vì quá no, đầy hơi,...
  • Khi trẻ có dấu hiệu ốm sốt, mọc răng cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ. 


Trên đây là những cách đơn giản nhằm cải thiện tình trạng bé ngủ không sâu giấc, hay giật mình. Thông thường, giấc ngủ của bé sẽ được cải thiện sau 1 đến 2 tháng. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường từ trẻ nhỏ !

Đăng nhận xét

0 Nhận xét